Arts Management – Phần 1: Bằng cấp, tên ngành và các phân ngành

Mình nhận được nhiều tin nhắn của các bạn quan tâm tới các ngành quản lí nghệ thuật hỏi là phải bắt đầu từ đâu. Ngành này không mới, nhưng rất lạ lẫm và khó tìm thông tin khi các bạn còn ở Việt Nam, và nói chung thì cực kì ít sinh viên quốc tế theo học. Lời khuyên đầu tiên của mình là các bạn nên tìm cựu sinh viên của các trường để hỏi, vì thật sự đây là một ngành rất đặc thù mà Google sẽ không có câu trả lời :).
Vì mình học ở Mỹ nên sẽ rõ nhất về chương trình ở Mĩ, còn về châu Âu hoặc các nước khác thì mình cũng có tìm hiểu và có bạn bè đi học, nhưng sẽ ít đề cập tới ở đây.
1. Sự khác nhau giữa các loại bằng cấp
Cùng là Arts Management nhưng các bạn có thể thấy các loại bằng cấp sau đây (Mình chỉ bàn tới Master thôi nhé, Bachelor mình không học nên không rõ):
  • M.A (Master of Arts)
  • M.F.A (Master of Fine Arts)
  • M.S (Master of Science)
  • MBA (Master of Business Administration)
  • M.P.S (Master of Professional Studies)
  • Certificate
Mình giải thích một chút là các trường ở Mĩ, cấp Master, thường bạn học trong kiểu các đại học tổng hợp, ví dụ một trường lớn thì có các trường trực thuộc như trường business, trường luật, trường mĩ thuật, trường kĩ sư, v.v. Sự khác nhau giữa các loại bằng cấp như sau:
  • M.A: thường bạn sẽ học tại trường Liberal Arts, tức là giáo dục khai phóng. Bài tập hoặc Project có thể dưới dạng viết thesis, làm nhóm, làm consulting project cho 1 tổ chức nghệ thuật địa phương. Học ở trường Liberal Arts thì bạn có cơ hội giao lưu với các bạn học ở các ngành khác như Theatre, Dance, Piano Performance, v.v
  • M.F.A: Dạng bằng của trường Mĩ thuật, lúc học bạn sẽ học thiên nhiều hơn về lí thuyết, nghiên cứu.
  • M.S: Bạn sẽ trực thuộc trường kĩ sư (!), hoặc trường business, bài tập đòi hỏi publication research. Nói về sự khác nhau giữa M.A và M.S, mình lấy ví dụ thesis cuối kì. Nếu bạn học M.A, thesis của bạn có thể là đề tài: Giáo dục nghệ thuật cho nhóm trẻ thiếu niên kém may mắn trong xã hội (Arts Education for underpriviledged children). Trong thesis này bạn sẽ đề cập tới các chính sách giáo dục nghệ thuật, so sánh giữa một số vùng miền, v.v, đại loại là nhiều qualitative (định lượng). Mặt khác, nếu học M.S, cũng đề tài này, bạn sẽ đưa ra các KPI (Key performance indicators) để đánh giá một chương trình giáo dục nghệ thuật chẳng hạn. Phần này lại nặng về toán và thống kê (quantitative-định tính). Mình chỉ lấy một ví dụ đơn giản cho dễ hình dung, nếu bạn chưa rõ thì có thể để lại comment nhé.
  • M.B.A: Trực thuộc trường Business, bạn sẽ học nhiều các môn về Business hơn, ví dụ như Tài chính, fundraising, Strategy (Merge and Acquisition của các tổ chức nghệ thuật),v.v. Bài tập thường là group work, consulting project, một số trường có thể đòi hỏi Research thesis.
  • M.P.S : Dạng chứng chỉ hành nghề.
  • Certificate: Dạng khoá học ngắn hạn. Các nhà đấu giá nổi tiếng như Christie, Sotheby’s hoặc các trường Design và Kiến trúc có các thể loại này.

Các bạn đi học ở châu Âu thì có thể thấy là có ít lựa chọn về bằng cấp hơn, một phần vì mình nghĩ là Mĩ là nước giáo dục theo kiểu lẩu thập cẩm nên thông tin cũng nhiều và nhập nhằng hơn. Đối với sinh viên quốc tế ở Mĩ, mình nghĩ M.F.A không phải là lựa chọn tốt, trừ khi bạn học các ngành thiên về production và design (sound design, lighting design, stage design, print design, etc.). Về M.P.S thì mình cũng chưa từng gặp một sinh viên quốc tế nào theo học, nên mình không có thông tin để kết luận. Về Certificate thì mặc dù curriculum dạy cực kì thú vị, profile giảng viên cũng tốt, nhưng về visa, chọn hướng này khá mạo hiểm. Mình so sánh chẳng hạn như bạn học đại học mĩ thuật ARENA hay là học Đại học công nghệ thông tin vậy. Đại học mĩ thuật ARENA dạy thì sát sao với thị trường hơn, nhưng nói về mức độ academic chút thì Đại học Công nghệ thông tin có brand tốt hơn. Là sinh viên quốc tế, học nơi có brand tốt hơn thì cửa visa dễ hơn, chưa kể ở trường đại học bạn còn được các dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế. Trong khi đó, nếu học từ các trung tâm đấu giá, thì xác định là đi chỉ học thôi, còn khi có việc gì xảy ra với visa status của bạn, họ sẽ không có kinh nghiệm giải quyết. Bạn nào thích đi học khoá ngắn hạn 6 tháng-1 năm lấy certificate để mở mang thì mình thấy học Certificate của các nhà đấu giá cũng không phải lựa chọn tồi. Các options còn lại: MBA, MA, MS mình nghĩ là đều ok. Một trường dạy MBA chuyên ngành Entertainment, Media & Technology mà mình thấy cực kì tốt là NYU Stern. Các môn học elective gồm có: Television management, Movie marketing, Craft and Commerce of Cinema: Cannes Film Festival, Digital Media Innovation, Social Media for Brand Managers, v.v. So với M.A hoặc M.S thì MBA chuyên ngành Arts Management có học phí chát hơn, và đầu vào cũng khó hơn.

Một lưu ý nữa là các trường MBA loại này thì thường dạy chuyên về commercial Arts, kiểu đa ngành giữa Nghệ thuật, Công nghệ, truyền thông, nên bạn sẽ thấy các môn học có hướng commercial nhiều hơn. Ngược lại, với M.A, các project sẽ tập trung làm cho các tổ chức non-profit nhiều hơn (bảo tàng, nhà hát opera, symphony, v.v)

Các chương trình dual program MBA/MA hoặc MBA/MFA học khá nặng, bạn sẽ học cả 2 trường Arts và trường Business, thường thì ranking của 2 trường này không đồng đều, có thể trường arts mạnh hơn nhiều, hoặc có thể trường business mạnh hơn.

2. Các tên gọi khác của ngành Arts Management

Bao gồm:

  • Arts Administration
  • Arts, Entertainment & Media Management
  • Arts Administration & Policy
  • Arts Management and Executive Arts Management
  • Theatre Management
  • Visual Arts Administration
  • Arts & Cultural Management
  • Arts Leadership Program
  • Museum Studies
  • Creative Entreprise & Cultural Leadership
  • etc.
Arts Management là ngành học tương đối rộng. Một số bạn thích các phân ngành hẹp, chẳng hạn như Visual Arts, Theatre, Dance, v.v thì có thể chọn riêng các chuyên ngành đó để học.
Các chương trình Arts Entrepreneurship thì mình thấy dạy ở bậc Bachelor hoặc Certificate nhiều hơn là Master. Các phân ngành trong Arts Entrepreneurship bao gồm các Art, Dance, Design, Media Arts, Music, Theatre. Tuỳ trường và tuỳ cơ sở vật chất, có trường tập trung vào Media Arts, có trường lại dạy Entrepreneurship chuyên về Music và Visual Arts.
Mình không thể trả lời cụ thể về sự khác nhau giữa tên gọi cùng ngành ở các trường, mà bạn phải xem Curriculum của từng trường. Lắt léo ở chỗ, có nhiều môn dễ khiến các bạn bị loạn, ví dụ có trường dạy performance studies thì dạy môn Ethnomusicology hoăc Digital Audio composition. Thường học ngành Arts Management có những môn tên nghe rất kêu, nhưng không thể hình dung được họ dạy gì, bạn cần hỏi xin outline môn học cụ thể. Có những môn mình thấy trường giống kiểu gán thêm cho đủ tín chỉ, cũng có những môn kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Again, việc này bạn phải hỏi lại trường. Có thể hỏi luôn là format lớp học như thế nào? Thi cử ra sao (Viết báo cáo? Thuyết trình? Thực tập? Làm dự án? v.v) Nếu bạn có thêm câu hỏi thì có thể để lại comment cho mình.
Theo kinh nghiệm của mình thì nếu không muốn học quá hàn lâm, kiểu nghiên cứu, nặng về lịch sử ngành, thì nên tránh các ngành có chữ “Studies”.
Trong các bài viết sắp tới mình sẽ viết thêm về cách chọn địa điểm, và các source website/podcast/forum hay để đọc thêm về arts management.
Photo source: hình mình chụp trong vở broadway Finding Neverland nói về câu chuyện của James Barrie với một gia đình đã tạo cảm hứng cho ông viết nên Peter Pan.

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *