Linh tinh về sự học

Vừa mới dự session của Marcus, một nhà hảo tâm đáng kính ở nơi mình ở. Sự thông thái của ông là một bài học quý giá. Background Đại học là Liberal Arts, Marcus tốt nghiệp ra làm kĩ sư, r lên kĩ sư trưởng, r lên làm giám đốc công ty kiến trúc, xong r lại là chủ tịch một công ty ở Phố Wall. Rồi ông lại có thời gian đi tham chiến ở Israel. Lúc mà giá trị về đạo đức của ông bị đặt trước thử thách, ông đã chọn nghe theo tiếng gọi con tim mình, từ đó chấm dứt hết con đường sự nghiệp kĩ sư và trong ngành kiến trúc. Rốt cuộc ông lập ra một quỹ tưởng nhớ người con trai mình đã qua đời, và mục đích của quỹ là hoàn toàn phục vụ cho nghệ thuật.

Cái mình thích ở lối giáo dục Mỹ là nó chẳng áp đặt mô típ nào lên mình cả (Hay có lẽ do mình may mắn được tiếp xúc với những người ko áp đặt? Hoặc chẳng hạn họ vẫn ở mọi nơi, nhưng chỉ lúc sang đây mình mới được gặp nhiều đến vậy?). Giáo dục Mỹ chẳng nói là nếu bạn làm trong ngành tài chính, ăn nói hào sảng, ăn trắng mặc trơn, thì ko phù hợp với các tổ chức nghệ thuật. Cô giáo của mình cũng làm việc trong tài chính, nhưng nhờ background rất mạnh về số liệu và tư duy logic nên cô cũng thành công trong vai trò tư vấn độc lập cho nhiều nhà hát lớn. Hoặc có một cô khác trong lớp mình, là nghệ sĩ múa ballet, múa may quay cuồng được 2 năm thì đâm chân vào ngành quảng cáo. Hoặc chẳng hạn, một anh khác học ngành triết học, bây h lại bôn ba giao dịch Bất động sản. Hồi đó mình hay nghĩ tới kiểu Dead-end job, kiểu Nếu như không làm được cái này nọ lọ chai, chắc họ phải chịu đựng sự bòn rút tâm hồn ghê gớm lắm. Bây giờ ngẫm lại, ở mỗi giai đoạn của cuộc sống thật ra cũng chỉ có được 1 ưu tiên (nếu là 2,3 ưu tiên thì nó đã ko có tên là “ưu tiên” nữa). Việc của mình chỉ là làm tốt nhất những cái mà mình chọn, những cái có ý nghĩa với mình ngay lúc đó, với những nguồn lực mà mình có. Và một khi đã trải qua hết những giai đoạn đó, người ta nhìn lại chính mình bằng một sự khiêm nhường đáng kính. Một host khác của mình ở Nashville, lúc đó chỉ nói đơn giản: À thì ngày xưa tao thích nhạc lắm, nhưng mà đời đưa đẩy mà. Sau này thì biết ra anh này có 7 năm làm kĩ sư giải mã âm thanh cứu hộ trong quân đội. Cũng do bản tính đam mê công nghệ, âm nhạc và âm thanh, anh này sau này lại thành một kĩ sư âm nhạc, rồi thu âm âm nhạc các kiểu, hiện giờ thì đang dạy Công nghệ âm nhạc ở một trường có tiếng trong vùng. Một mặt khác, những gì trong nghề nghiệp bạn đang làm cũng ko ngăn cản bạn mở rộng học hỏi. Như anh bạn bác sĩ của mình là người nhập cư, mình thề rằng đó là anh bác sĩ có phong thái giao tiếp lịch thiệp nhất mình từng gặp :)), thêm sự uyên bác việc Đông Tây gì cũng có thể tham gia nói chuyện cùng. Mình vẫn chưa bao h thôi ngạc nhiên về sự đa dạng và sự dấn thân của con người ở Mỹ. Thế giới phẳng rồi (hoặc có thể ko :)) ), học/làm được gì thì cứ tranh thủ, còn lại đành để tương lai trả lời thôi.

Một điều nữa là khả năng tự học của người Mỹ rất lớn. Như Marcus mà mình vừa nói ở trên, lúc trở lại với nghệ thuật, lúc đó ông ko biết gì về kĩ thuật cách âm của nhà hát, phối cảnh nhà hát, nên đã trực tiếp lái xe đến tất cả các nhà hát để xem. Ông cũng bỏ ra hàng giờ trong thư viện để đọc về tôn giáo và các tượng đài Nobel để hiểu thêm về tổ chức mà ông muốn đóng góp. Mình thích cách người Mỹ tham gia trực tiếp vào mọi quá trình cho những tổ chức mà họ ủng hộ: Nếu tôi đóng góp 10 đồng cho tổ chức, tôi muốn biết 10 đồng của tôi đem lại lợi ích cụ thể gì. Ví dụ là:
– 10 đồng của tôi sẽ được dùng để đóng góp sách cho thư viện. Ok, good. Vậy đó là sách gì? Sách đó có bao nhiêu người tới đọc. Sách đó có thể cho mượn, hoặc bán lại, hoặc dung để dạy học hay dùng vào mục đích khác ko?
– 10 đồng của tôi sẽ được dùng để đào tạo kĩ năng IT. Ok, good. Kĩ năng đó là kĩ năng gì? Kĩ năng đó có còn hợp thời hay ko? 3 hay 5 năm sau thế hệ mà tôi đã giúp đỡ có thể còn xài được kĩ năng đó ko? Vân vân và vân vân.

Hồi đó lúc ở Việt Nam, mình hay thấy lối suy nghĩ đối với từ thiện là: “Quyên góp có 10 đồng mà cũng hỏi lăng nhăng!” Qua đây rồi thì học được từ người Mỹ cách họ quý trọng đồng tiền. Ko phải cứ vì bạn làm với danh nghĩa từ thiện thì tôi sẽ cảm thấy “có ích” nếu tôi đóng góp cho bạn. Hôm nay có thể là 10 đồng, ngày mai là 100 đồng, một tháng nữa có thể là 1000 đồng, và một năm nữa có thể là 10000 đồng. Họ đặt câu hỏi từ những việc rất nhỏ nhặt, từ việc động cơ cho tiền cho tới ảnh hưởng mà đồng tiền của họ đem lại. Có thể những gì họ đóng góp sẽ được dung để xây một cái ghế đá trong viện bảo tàng, có thể là tiền để nâng cấp bãi giữ xe, vân vân, nhưng trong mọi trường hợp họ sẽ luôn luôn và không ngừng đặt câu hỏi “Làm như vậy thì được gì?”.

Mình còn nhớ cảm giác háo hức khi cách đây vài tháng lúc mình lần đầu đến Nashville (thật ra cách đây hơn 1 tuần lúc trở lại thì sự háo hức đó vẫn vẹn nguyên). Mục đích của mình chỉ là được trực tiếp gặp Director của 1 bảo tàng lớn, người đã giúp đỡ mình số liệu cho một bài làm trong lớp (cuối cùng thì mình đi được 3 cái bảo tàng :)) ). Có thể mình đã đọc nhiều về một trong những bảo tàng âm nhạc lớn nhất thế giới, có thể mình đã được nghe, được xem tranh ảnh, nhưng không gì có thể thay thế được sự tiếp xúc trực quan. Một chuyến thăm quan thực tế có thể dạy cho mình về cách họ quản lí vật phẩm trưng bày, cách sắp xếp, in ấn, v.v, cách hướng dẫn tham quan, v.v, và sâu xa hơn thì có thể học hỏi được tư duy về giáo dục của họ, cách đối nội, đối ngoại, quản lí phòng ban, lưu trữ thông tin, v.v. Mình học được khái niệm Take Action rất rõ ràng: Email, Email ko được thì nhắn tin, nhắn tin ko được thì gọi dt, hẹn gặp, phàm mà chưa ép phê nữa thì book luôn vé máy bay qua gặp. Người ta có thể từ chối gặp (hoặc không), nhưng nhất định là phải đeo bám đã, kết quả ra sao thì hồi sau rõ vậy …

Viết linh tinh v thôi, cả tiêu đề cũng linh tinh nốt.

Hình cũng linh tinh luôn

P.S: À cái này thì ko linh tinh nè. Hiện tại mình có kết hợp với Board of advisors ở trường nhạc Berklee đang làm một dự án có liên quan tới Nhạc và các MOOC Course về sản xuất âm nhạc/kĩ thuật sân khấu với mong muốn đem về VN, nội dung thì mình sẽ được xem sample trong vài tháng tới, hiện vẫn còn giai đoạn  gọi vốn và tìm committee. Các anh/chị/bạn có quan tâm các ngành liên quan (Văn hoá/Xã hội/Âm nhạc/Nghệ thuật) có thể trao đổi sau này thì để lại comment hoặc inbox cho mình nhé. :).
Tạm viết vậy thôi, khi nào bơi tới đó rồi viết tiếp ~.~

DSC_0005 DSC_0087 DSC_1589 DSC_0109 DSC_1457 DSC_0039

 

 

 

 

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *