Những bài học trên đất Mỹ

Một năm học trôi qua trên đất Mỹ, mình thấy cuộc sống nói chung là nhiều thay đổi ngoạn mục trên nhiều phương diện từ cá nhân đến chuyên môn, nhiều năng lượng hơn, tìm hiểu thêm được nhiều về bản thân, phát triển được thêm nhiều kĩ năng. Vì mình cũng mới đi du học, và cũng là lần đầu tiên đi và học thẳng double major ở Master, trước đó không có thời gian đi kiểu ở host, hoặc đi exchange ngắn hạn v.v, nên góc nhìn của mình có thể sẽ rất khác với những bạn đã có thời gian làm quen môi trường.

1. What got you here won’t get you there

Bạn thi GMAT điểm cao: Yay, cả một quá trình nỗ lực (mục này bạn đọc thêm ở những forum du học khác nhé, vì mình thi cử dở ẹc à nên bạn đừng PM hỏi nhe :]]). Bạn được bổ nhiệm lên chức? Chúc mừng bạn với thành tích đáng tự hào. Bạn được 10 trường đại học ‘ngả mũ chào mời’ (theo cách nói của báo chí Việt Nam)? Vậy là tất cả những gì cần làm là mua vé máy bay và tận hưởng cho tới ngày lên đường đi Mỹ? Vậy thì bạn nghĩ kĩ lại nhé, tất cả chỉ mới là khởi đầu, vì cùng với bạn có thể còn có mấy chục con người từ hàng chục đất nước khác cũng được hội đồng tuyển sinh của Mỹ tâng bốc với những lời lẽ ngang hàng (hay thậm chí là hơn). Có một sự thật là các trường đại học ở Mỹ sẽ xem xét cả xuất thân và hoàn cảnh gia đình bạn để đánh giá (nếu trong 100 người cũng đến từ đất nước kém phát triển đó, hoàn cảnh gia đình như thế đó, thì bạn cạnh tranh như thế nào với họ? Và từ đó các trường cũng sẽ theo tiêu chí ưu tiên cho một số đất nước nào đó để đảm bảo môi trường học đa dạng ở Mỹ. Vì vậy, cũng đừng ngạc nhiên nếu thấy bạn bè châu Phi cùng lớp với mình lại rất xuất sắc dù họ đến từ một khu vực mất an ninh và kém phát triển. Nếu tìm hiểu kĩ, bạn nhận ra là họ có background gia đình thuộc dạng elite (đại loại hàng tuyển, bố mẹ làm trong hội đồng bảo an Liên hợp quốc, mới có 4,5 tuổi bạn đã được thay đổi môi trường quốc tế do những nhiệm vụ của bố bạn, v.v). Sau khi đặt chân đến Mỹ, những khoảng cách ban đầu đã ‘tạm thời’ được cào bằng. Mình nói tạm thời thôi, vì sự giáo dục của gia đình và giáo dục quốc gia ảnh hưởng rất lớn tới lối suy nghĩ, từ đó dẫn đến đóng góp của mình sau này. Cuộc chơi thay đổi, luật chơi thay đổi, nên tất cả những đánh giá đã giúp bạn vào được trường cũng sẽ ít ý nghĩa bằng những gì xảy ra trong vòng 1 hoặc 2 năm bạn ở trong trường (và sau đó nữa nếu bạn đủ may mắn!)
Điều này dẫn tới bài học thứ hai là…

2. Bớt so sánh kiểu ‘con nhà người ta’

Mình cũng ngưỡng mộ nhiều người trong lớp hồi undergrad ở Mỹ học ngành Biology, rồi thì double major music. Mình cũng tự hỏi Họ đã làm điều đó như thế nào? Sau khi biết là mẹ của bạn này từng học nhạc viện, đi thi nhiều giải văn công, v.v, thì mình đã thôi thắc mắc. Hoặc như một cô khác rất thông tuệ mình cũng ngưỡng mộ không kém thì có ba là kĩ sư, mẹ làm ở văn phòng tổng thống. The past is the past. Con nhà người ta là con-của-người-ta. Còn nhiệm vụ của mình chỉ là bắt đầu với những gì mình đang có thôi, dù nó là bất kì thứ gì. Có thể mình ko có gì cả, như vậy cũng có khi là một cái hay, đồng nghĩa với việc mình tự tìm ra con đường cho bản thân, có thể chệch choạc, có thể mất thời gian hơn khi không có sự định hướng, nhưng cũng có nghĩa là mình được chịu toàn bộ trách nhiệm cho tất cả sự lựa chọn của mình: việc để làm, nơi để sống, người để yêu, niềm tin để theo đuổi, v.v. Mình nhớ đã đọc một bài trên Tony Buổi sáng, đại loại, nếu muốn thay đổi cuộc sống của mình, thì hãy hành động tích cực hàng ngày. Nếu hồi đó ba mẹ mình chủ yếu tiếp xúc với chị Ba, cô Bảy đầu ngõ, qua nhà hàng xóm uống trà với bác Hai-người chưa bao giờ ra khỏi Việt Nam, v.v, thì cũng khó tránh khỏi những suy nghĩ làng xóm của họ về một ‘thế giới ở ngoài kia’. Còn nếu mình có điều kiện tiếp xúc với Phờ Răng, Hen Ry, Ê Li Za Bét, thế giới quan của mình sẽ phải khác.

3.  Làm gì không quan trọng bằng kết quả ra sao

Ở Việt Nam hồi đó mình hay thấy có tràn lan mấy khoá học về kĩ năng đọc nhanh. Qua đây mình thấy đó giống như kĩ năng sống còn, nhưng không những phải đọc nhanh, mà còn là đọc hiệu quả. Chả ai quan tâm bạn đọc được bao nhiêu cuốn sách, lướt được bao nhiêu cái tựa đề, mà quan trọng là nếu được hỏi một vấn đề bất kì, bạn có rút ra được insights gì từ đó không? Đọc tài liệu nhanh: Ok, vậy nếu có 1 tiếng để duyệt hợp đồng nhà, hợp đồng lao động, bạn có biết được mình bị bất lợi ở điều khoản nào không? Mình nghĩ điều này là tối quan trọng ở một đất nước đa chính sách như Mỹ, vì bạn sẽ không có thời gian chuẩn bị cho các tình huống và luật lệ khi di chuyển đến một bang khác. Đọc sách nhanh: Tốt, vậy bạn có thể viết được tóm tắt 1 cuốn sách 200 trang trong vòng 2,3 trang không? Nếu viết được thì bạn làm powerpoint làm sao trong 1 slide? Biết chạy model excel: Quá tốt luôn, bây giờ đưa 10 files excel trong một ngày, bạn chạy số liệu nào trước hay là miệt mài 24 tiếng chạy hết số liệu? Nói tiếng Anh nhanh: hay quá luôn, cho bạn 15 phút vô trong phòng nộp update CPT, bạn thuyết phục làm sao cho họ làm lấy gấp trong ngày? Hồi đó ở Việt Nam mình thấy mấy bài báo về học sinh giỏi (hồi phổ thông nhé) thì nào là học bài, làm bài đủ, làm thêm bài tập. Cơ mà ở đây cuộc sống không như thế. Mỗi người cũng chỉ có 24 tiếng. Mình biết một số thầy trong trường thường hay giao cho Teaching Assistant chấm bài ná thở, còn ông thì lo chuyên tâm làm nghiên cứu, đơn giản là performance của thầy được đánh giá trên số lượng nghiên cứu quốc tế ông công bố, và ít dựa trên đánh giá hài lòng của sinh viên. Vì thế nên mình cũng quen với việc giảng viên không cư xử theo kiểu “hoa hậu thân thiện” với sinh viên. Mỗi khi có cuộc hẹn trong trường với sinh viên, giảng viên luôn nói rõ: “Đừng làm mất thời gian của tôi và của chính anh/chị. Gút vấn đề lại rồi hãy đến gặp tôi.” Chăm chỉ thì không quan trọng bằng hiệu quả, người Mỹ thì có cả hai, có nghĩa là sinh viên quốc tế phải cố gắng ít nhất là gấp đôi.

4. Bảo vệ thời gian của mình

Ở Mỹ thì điều cuối cùng mà mình có thể sợ là sợ mất lòng, vì về cơ bản méo ai quan tâm tới bạn đâu. Hôm nay hem đi chơi được với Vê Rô Ni Ca, hem biết nó có giận mình không ta? Bữa nọ không tham gia được ăn nhậu với lớp X, không biết mọi người có nói về mình không ta? Khả năng cao là: Không ai nhắc tới bạn như bạn nghĩ đâu :)). Hội chứng đó gọi là FOMO (Fear of Missing Out), mà rất may mắn là mình không mắc phải. Mình biết bản thân mình là người hướng nội, có nghĩa là mình cần thời gian ‘sạc pin’. Vì vậy, mình cũng không ép buộc bản thân phải xuất hiện ở mọi cuộc vui. Hơn nữa, việc đi lại ở Texas mà không có xe cũng khá mất thời gian, nên mình ưu tiên những gì cần làm, mặc dù tần suất giao du xã hội của mình cũng không ít. Mình có một người bạn khá thân là một cựu binh Mỹ. Anh này vài tháng một lần lại phải đi xét nghiệm máu do di chứng sau cuộc chiến ở Afghanistan. Nhà của anh này lại khá xa trường, nên mình cũng ít thấy anh này tham gia các cuộc vui. Nhưng về cơ bản anh này cũng không cần thêm một cái chức danh Leadership gì đó ở trong trường nữa (kiểu chủ nhiệm câu lạc bộ nọ kia), vì bản thân kinh nghiệm tham chiến đã là bảo chứng cho những cống hiến của anh ở môi trường trước đó rồi. Mình cũng cảm thấy may mắn vì có được internship và xong xuôi giấy tờ, dù mình cũng chẳng phải là người hay cà kê tìm network trong các cuộc họp trường, v.v, trong khi một số bạn đồng môn (những người chẳng bao h thiếu mặt trong bất kì cuộc vui nào) vẫn đang loay hoay chưa biết đi đâu về đâu mùa hè này. Chỉ có bạn mới biết được là bạn cần network trong cộng đồng nào (mình dành rất nhiều thời gian để follow up những công ty mình đã gặp, các diễn giả, những mối quan hệ thông qua referral, các buổi nói chuyện chuyên đề, các mối quan hệ online, v.v.), mà cũng may mắn mình chẳng cần phải đi tụ tập thường xuyên để duy trì những mối quan hệ này.

5. Hành động và liên tục hành động

Mình trước giờ vẫn hay thuộc kiểu Nghĩ kĩ đã rồi hãng làm. Qua Mỹ thì nhiều sự thay đổi diễn ra liên tục trong thời gian ngắn làm mình phải thích nghi theo kiểu hành động liên tục để nhận kết quả và tiếp tục điều chỉnh hành động. Kiểu mà ngồi trong phòng họp nhóm toàn Mỹ mà suy nghĩ đã đời rồi mới phát biểu ý kiến thì cầm chắc là câm nín suốt buổi hoặc là ra rìa rồi. Vì vậy mình học được cách cướp lời (một cách lịch sự :)) ).  Làm việc kiểu Mỹ rất responsive, vì vậy thường trong các nhóm họp của mình, đến giữa buổi ra lấy tách cà phê cái, quay vô đã nhận được Meeting Minute, quay ra xíu nữa cất tách cà phê thì đã nhận được next step. Hồi đầu mình cần thời gian để “thấm” khối lượng thông tin, thì các bạn học của mình có khi vừa take note, vừa suy luận trên note đó, đến cuối buổi share note với nhau thì mình đã nhận được consolidated note. Hoặc có khi, trong lúc họp nhóm còn đang có một số điều vướng mắc, còn đang bàn bạc thì chỉ cần 5p sau đã có người gửi mail cho thầy và set meeting ngay trong ngày. Có một người bạn chung nhóm cũng nói với mình: “Tao ko bao h học vào ngày cuối tuần đâu nhe, thứ 7 chủ nhật tao nghỉ ngơi nhe, nên có làm gì thì làm nhanh nhanh nhe”. Mặt tốt cái là chung nhóm với bạn này, đúng là mình không bao giờ phải đi họp vào cuối tuần :)). Điều này cũng dẫn tới việc một số thủ thuật nho nhỏ, như là nghe audio book thay vì đọc sách (có thể tận dụng trong thời gian đi tập gym chẳng hạn), hoặc các thể loại sách nói cho phép tua nhanh (Cá nhân mình thì không thích kiểu gấp gáp này lắm, nhưng thật tình nếu không sử dụng ‘tuyệt chiêu’ vậy chắc mình cũng bơi sấp ngửa còn hơn hiện tại. When in Rome, do as Roman does.)

Hành động liên tục là thế, nhưng cũng đừng quên ….

6. Tự hỏi Tại sao?

Hồi trước mình nghĩ tới đi kiểm tra tức là về cơ bản sẽ có một cái đề thi, có một vài hoặc rất nhiều câu hỏi, có thang điểm, và có nhiều bài tập làm nhóm, thuyết trình, v.v. Nhưng như thế vẫn chưa phải là bức tranh hoàn chỉnh. Thực tế là mỗi ngày trong lớp, mình đều phải quyết định giữa rất nhiều ưu tiên.  Một lần có bài thi, thầy cho 2 bài test giữa kì, sau đó một bài test extra, với điều kiện là: “Các anh/chị được chọn có làm bài test extra hay không, vì bài test extra chỉ có một câu hỏi, đáng giá 100 điểm. Nếu làm tốt, ok gút, anh chị nâng điểm trung bình lên. Nếu làm không được: Đó là vấn đề của anh chị vì tôi vẫn sẽ lấy điểm bài đó, không có việc chọn 2 bài điểm cao nhất nhé. Anh chị có 1 tuần nữa tới bài test. Tuỳ anh chị quyết định: Có làm hay không, và nếu làm, thì đầu tư bao nhiêu thời gian là đủ?”. Đó là dạng quyết định mà lúc còn học đại học mình chưa bao giờ phải suy nghĩ tới, vì thường giảng viên sẽ chọn tính điểm theo cách có lợi nhất cho Sinh viên. Not here in the U.S. Bạn tự chọn lối học, chọn cả cách kiểm tra, và tất nhiên, là ‘chọn’ luôn kết quả.

‘Thực đơn’ các môn học ở Mỹ thì hằng hà sa số, cái bạn muốn hỏi là: “Tại sao tôi phải học môn này/làm cái này”. Dù có rất nhiều môn bắt buộc nhưng mình chưa bao giờ thấy thầy cô vào lớp mà không dành đến cả tiếng đồng hồ giải thích “Tại sao”, chưa kể lặp đi lặp lại trong những buổi học khác. Lí do/động lực khác nhau sẽ dẫn tới cách ‘đầu tư’ thời gian/công sức cũng khác nhau, và kết quả khác nhau nốt.

7. Tư duy đa chiều, phản biện và tổng hợp

Dù đã được nghe nói nhiều trước khi đến Mỹ, khi chính thức ở trên đất nước này mình mới thật sự cảm nhận được nó hiện hữu trong mọi mặt cuộc sống. Tại Mỹ, dù một số cái là luật lệ nhưng vẫn có những câu trả lời đại loại kiểu ‘Nothing is set in stone’, tức là nếu tìm ra chỗ chưa thấu, thì phải hê lên, đưa ra lí do rõ ràng và logic, và thẳng thắn yêu cầu thì sẽ được giải quyết. Cũng giống trong giáo dục, chẳng ai nói cho mình rằng màu trắng thì phải như thế này, màu hường phải như thế nọ, màu xanh nước biển phải như thế kia. Họ chỉ thảy cho một cái palettes, rồi kiểu Tìm đi, đâu là màu hường? Rồi từ đó mỗi người sẽ tự đưa ra định nghĩa riêng về màu hường, và cái định nghĩa đó sẽ đi theo họ cả cuộc đời. Đi học thì thầy cô chỉ quăng cho một đống tựa sách, bảo là Anh/chị đồng ý với tác giả cũng được, không đồng ý cũng chẳng sao, khi nào hỏi tới đoạn đó thì muốn viết gì vô bài kiểm tra thì viết, nhưng phải đảm bảo ‘show me where you’re coming from’, đại loại là cho thấy mình có lí luận rõ ràng. Một lợi ích không thể chối cãi của việc học nhóm với các bạn cùng sắc tộc (hoặc cùng hoàn cảnh, cùng là sinh viên quốc tế chẳng hạn) là có sự hỗ trợ, tương đồng văn hoá, tương đồng về nhịp độ làm việc, v.v. Lớp mình chẳng có người Việt Nam nào, và tuy chơi thân với châu Á và sv quốc tế nhưng mình làm việc với rất nhiều người Mỹ (hoặc các nước phát triển khác). Một điều nữa mình học được là quá trình tư duy của họ. Như chuyến đi châu Âu với lớp vừa rồi, đến khi viết take aways về một số công ty/ngành, thì mọi sv Mỹ đều đưa ra nhiều output hoàn toàn khác nhau (mà mình dám chắc là trong đám sv châu Á thì ít có sự khác biệt rõ rệt như vậy): người thì take note sự vươn lên của các công ty Slovakia sau khi chủ nghĩa cộng sản tan rã, người thì nhận thấy khía cạnh bất bình đẳng giữa các nước khối châu Âu, người thì rút ra sự khác biệt về mô hình hoạt động của công ty tại nước sở tại (Mỹ) so với chi nhánh ở châu Âu, v.v. Có lẽ vì sự giáo dục từ nhỏ mà mình thấy mọi bài viết kiểu Mỹ đều rất gãy gọn, sắc bén, đúng trọng tâm. Một điều khác nữa là lớp trí thức ở Mỹ phân biệt rất rạch ròi đâu là noise, và đâu là nguồn tin chính thống. Họ hiểu rõ sự khác biệt giữa uy tín của một bài viết, uy tín của một con người, và uy tín của một cộng đồng. Ông A có thể viết một bài viết tệ hại, nhưng không ai nguỵ biện rằng ông A không xứng đáng đại diện cho tầng lớp X bởi vì uy tín của chính bản thân ông tệ hại.

8. Willing to go an extra mile

Việc này mình không biết dịch tiếng Việt như thế nào cho hợp lí, đại loại là “go an extra mile” cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ví dụ nghĩa đen, một anh bạn người international của mình đã kí được hợp đồng làm việc từ hồi tháng 2, trước khi ra trường, cho một công ty khá lớn ở Mỹ tại Houston. Cuối tuần được nghỉ, anh nói với mình là Tao sẽ lái xe xuống Houston (tổng cộng 8 tiếng lái xe cả đi và về), để chào hỏi tất cả mọi người trong công ty. Sau đó một tháng nữa anh này ghé lại một lần nữa để mời một vài người ăn tối. Như vậy tới tháng 7, khi bắt đầu công việc, anh này đã kha khá “nhẵn mặt” ở phòng nhân sự và được một số nhân sự chủ chốt biết tới. Good start! Về nghĩa bóng, mình muốn nói tới việc dự trù làm được nhiều hơn những gì mong đợi, thật ra cũng cốt để trừ hao, vì những gì mong đợi thường là khá cao ở bậc học Master ở Mỹ. Việc học ở Mỹ mang tính ứng dụng rất cao, nếu làm một project consulting, dù không nói ra, nhưng bạn được expect là sẽ tự sắp xếp thời gian đi field trip, market research, survey, tự sắp xếp hẹn với một số nhân sự cấp cao, có khi phải tự mua các báo cáo thường niên của ngành để đưa ra insights, v.v. Vì vậy, nếu bạn hoàn thành đủ những bước trên thì cũng chỉ mới gọi là đáp ứng yêu cầu ở mức trung bình thôi. Điều này mình thấy khác với việc học ở châu Âu, thường nặng tính học thuật và nghiên cứu hơn.

9. Các mối quan hệ độc lập

Lớp mình thì có khoảng 70% là Mỹ và 30% là sinh viên quốc tế. Bạn bè của mình thì cũng đa dạng, phần lớn là ở ngoài trường, và cũng may mắn có một số bạn thân (theo kiểu khi mình dọn nhà dọn cửa có đứa chở xe qua giúp khuân vác, nghe có vẻ bình thường ở Việt Nam, nhưng ở Mỹ mình thấy những mối quan hệ đó rất đáng quý vì thường là không có nhiều. Bạn bè kiểu tay bắt mặt mừng ở trường business thì lại là mối quan hệ đồng nghiệp nhiều hơn).Ví dụ cũng có một bạn Mỹ hay host mấy bữa tiệc, mời sv quốc tế tới nhà chơi. Ngồi chơi ăn uống xong tới 9pm bạn tự động dắt chó đi dạo, mọi ng tự hiểu tự đứng lên đi về, khỏi cần thắc mắc :)), hoàn toàn không có màn cà kê dê ngỗng. Suy nghĩ của mình mỗi khi phải nhờ tới bạn bè luôn là “Mình có tự giải quyết được không, nếu lỡ chăng bạn không giúp được?”. Thực tế là lúc mình chuyển đến New Mexico, có một cô bạn chung lớp cũng đi intern ở cùng bang, nhưng lúc mình hỏi là “C. ơi, cho tớ đi ké xe cái được không? Tớ share tiền xăng. Cậu giới thiệu cho tớ một số khu nhà với”. Hai ngày sau C. trả lời “Phương ơi toy đi với gia đình rồi, thôi cậu tự xử nhe. Nhà thì chắc cũng còn nhiều lắm mà, cậu Gu gồ nha. Gút lắc.” Tất nhiên thì mình cũng biết xài Gu Gồ ấy, nhưng thú thật là mình cũng có đứng hình một giây vì ko phải thứ gì cũng Gu gồ mà có, rồi sau đó thì mình cũng tự bơi được. Thực tình là nếu ở Việt Nam, có ai đó nhờ mình, mình đang ở khu đó, mà mình không giúp được, mình cũng sẽ giới thiệu cho họ người khác giúp được, nhưng expectation của mình ở Mỹ thì khác hẳn: tốt nhất là tự làm. Tất nhiên là mình vẫn được giúp đỡ trong rất nhiều trường hợp khác, nhưng cái mình muốn nói ở đây là bạn nên chuẩn bị tự bơi, và học cách liên tục xây dựng network ở nơi bạn ở/nơi bạn sắp đến, nếu bạn cũng giống mình, không có gia đình, người thân, họ hàng, v.v., và di chuyển nhiều nơi. Ở đây mình cũng không thấy có kiểu The man/lady next door, kiểu hàng xóm tốt bụng qua sửa giùm cái van nước, đóng giùm cái ghế, v.v (cái này cá nhân một chút, vì ba mình trước giờ vẫn hay giúp đỡ hàng xóm như vậy), thành ra thủ sẵn một số đồ nghề linh tinh, kéo búa v.v, khi cần thì xoay sở được.

Cho tới giờ thì mình vẫn rất enjoy mọi việc. Mình cũng đang trong quá trình học cách xã hội vận hành, đào thải những gì không còn phù hợp với môi trường hiện tại. 9 tháng vừa qua tại Texas, mình có cảm giác Dallas với mình giống như một ‘người tình hờ’. Tình hờ đã cùng mình trải qua nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống, vui có, buồn có, bế tắc có, mà bi kịch cũng có nốt, nhưng một thời gian lượn lờ qua vài thành phố khác, mình nhận ra là mối dây liên hệ giữa mình và ‘tình hờ’ lỏng lẻo đến mức mỗi khi đi đâu mình không nghĩ gì xa xỉ hơn 3 cái vali, và cứ thế mà lên đường ngay được:)). Cuộc sống ở Mỹ giúp mình kiểm chứng bản chất bản thân là không thích sống gò bó, và thử thách khả năng thích nghi của mình trong thời gian ngắn. Khái niệm ‘nhà’, biết đâu cũng chỉ là những đoạn đường ta đã đi qua?

Hoạ sĩ đường phố ở London
Hoạ sĩ đường phố ở London

13234529_10153833735313649_1577450836_o

 

13234884_10153825215533649_577304058_o
Một trong những tấm mình chụp mà mình thích nhất

 

 

 

 

Comments

comments

3 Comments

  1. […] lần trước mình đã chia sẻ về những gì mình học được nói chung (phần lớn là từ năm học MBA), nhưng còn những khó khăn trong chuyên môn của mình là ngành Arts Management thì có […]

  2. Dear P,

    Mình là H. Mình hiện là freelancer, chơi và sống với chữ. Mình viết kịch bản TVC, Content marketing, creative idea, viral, kịch bản phim hoạt hình, viết truyện trinh thám. Mình hiện có ý muốn du học để trau dồi hơn về kĩ năng viết lách. P có thể gợi ý cho mình được không? Bên dưới là website (exp) . Mời P xem qua.

    Hãy mail qua mình nhé: han6dec@gmail.com

    Mong P reply!
    Cảm ơn P nhiều nhé.

    1. Chào bạn. Chắc bạn định học ngành Animation hay là Creative writing? Cái này thì nghiêng về thuần Nghệ thuật (production) nên P ko rành lắm. Mục tiêu của bạn là trở thành nhà văn và viết tiếng Anh, hay làm copywriter, storyboard, v.v? Bạn cho thêm thông tin thì mình mới có thệm tư liệu để trả lời bạn nhé. Email mình là: linhphuong3011@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *