Thị tấu – Nên và Không nên

Trong những post trước đây, mình đã giải thích việc học cách play by ear và ear training, vậy còn học theo sheet thì sao?

Lúc đầu học đàn, bạn để ý thấy giáo viên luôn luôn ghi số ngón tay lên trên bản nhạc để bạn dễ dàng xếp ngón theo. Tuy nhiên, sau một thời gian thì bạn đã có thể biết cách xếp ngón vào đúng nốt nhạc, vì không phải lúc nào trình diễn, bạn cũng phải có tập chép nhạc trước mặt.

Kiểu học thị tấu đều đặn sẽ đảm bảo bạn luôn luôn đánh đúng nhịp, đúng bài, trọn nốt, nhưng về khả năng tự học hỏi từ bài tập thì gần như là con số không. Mình không bàn tới nhạc cổ điển, vì nhạc cổ điển đòi hỏi nền tảng chạy nốt rất nhanh về mặt thị giác trước khi tay kịp đánh nốt, trong sheet nhạc cổ điển cũng có những “khúc quanh” rất khó để ghi nhớ; nhưng còn nếu bạn có ý định tập những thể loại khác thì nên cân nhắc một số mặt trái của thị tấu. Thị tấu trong một thời gian dài, bạn hình thành thói quen “nhai lại” nhuần nhuyễn một giai điệu mà thực chất không tiến bộ gì trong cách thể hiện.

Việc học theo sách nếu không biết cách điều chỉnh hợp lí sẽ dẫn tới tác hại về lâu dài là một khi bạn đánh vấp một nốt nào đó thì sẽ bị mất đà, hoặc không tự biết cách sửa lỗi. Cũng có tình trạng bạn bị khớp, không nhìn kịp sheet, và hoàn toàn không thể  bắt nhịp tiếp được. Nhìn theo sheet bạn sẽ không phải mất công ghi nhớ gì, vì vậy khả năng phản ứng cũng sẽ chậm đi, như trường hợp làm MC mà lúc nào cũng phải có người nhắc tuồng vậy.

Điểm hạn chế của việc học quá bám sát theo sheet nhạc:

  • Cảm âm giảm sút

Bạn có thể test thử bằng cách chơi lại một giai điệu mình đã quen thuộc, và có sheet trước mặt. Dù gì đi nữa, bản nhạc mà bạn chơi cũng sẽ khác sheet ít nhiều, đó là khả năng ứng tấu.

Có lẽ bạn còn nhớ trò tô màu tranh theo số lúc còn nhỏ. Về cơ bản, học theo sheet lâu dài cũng là một trò chơi tô màu theo số. Nếu bỏ số được ghi sẵn đi, bạn không có khả năng quyết định là sẽ tô màu nào cho ô nào. Anyway, tô màu theo số cũng không phải là cách bạn học vẽ tranh đúng không nào?

  • Không nắm bắt được giai điệu

Khi bạn vấp một nốt nhạc, bạn có thể phát hiện ngay ra điều đó nhờ nhìn vào sheet. Tuy nhiên, nếu cùng một bản nhạc đó bạn chơi không có sheet, bạn có khả năng tự phát hiện lỗi sai của mình khi nghe Bằng Tai không?

Những người tập nhạc theo sheet thuần túy trong một thời gian dài khó có khả năng nhận ra được sắc thái của bản nhạc. Hơn nữa, việc tham khảo nhiều hơn một bản sheet xem như nhiệm vụ bất khả thi với bạn. Một bài nhạc có rất nhiều cách phối, và thay vì bạn có thể có cái nhìn tổng thể, lựa chọn cách phối phù hợp với lối chơi nhạc và trình độ của mình, thì bạn chỉ có thể tập răm rắp theo một sheet duy nhất, vì khi đổi sang sheet khác bạn không nắm bắt được mạch của bài nhạc.

Giống như một diễn viên “gạo” lời thoại từng chữ một, việc quá phụ thuộc vào “kịch bản” sẽ biến phần trình diễn tác phẩm thành một bữa trả bài.

  • Hạn chế những tìm tòi âm nhạc của bản thân

Điều này giải thích những giai điệu na ná nhau ở nhiều bản cover. Dạng như học cùng thầy, đọc cùng sách, thì tác phẩm ra lò sẽ khuôn đúc như nhau, trừ khi bạn có thêm tìm tòi.

Nếu chỉ chăm chú tập theo sheet, bạn đã tự giới hạn sự khám phá của mình với âm nhạc. Make music, not sound :).

Mình lấy ví dụ một bài nhạc tập theo kiểu thị tấu và một bài tập theo cảm âm, để bạn tự so sánh:

Bài You are my sunshine Ứng tấu jazz :

Hoặc ở trình độ cao hơn nữa: 

Một ví dụ thông dụng hơn, một bản cover chơi theo kiểu nhạc pop thông thường: Roar – Katy Perry

Một version khá êm tai, đúng nốt

Tuy nhiên, bạn hãy nghe thử version này, có sự kết hợp của thị tấu và cảm âm.

Hoặc một bản cover khác nhiều sáng tạo hơn:

Cuối cùng, bản cover này cho thấy trình độ ứng tấu điêu luyện hơn hẳn:

Một trường hợp khác với những mục nêu trên là trường hợp đọc nốt nhanh nhưng chuyển động tay không phản ứng kịp. Phần này thuộc về việc luyện tập kĩ thuật của tay, không liên quan đến việc thị tấu hay cảm âm.

Tóm lại,

Những gì nên và không nên làm khi học với sheet?

  • Nên xem sheet như nguồn tham khảo nếu bạn còn bỡ ngỡ với nhạc cụ, chưa biết nhiều về giai điệu, và chưa luyện tập tai nghe
  • Nên dùng sheet nếu cần tập gấp
  • Nên dùng sheet nếu tập nhạc cổ điển
  • Nên dùng sheet để kiểm tra lại những bài tập mà bạn thực hành bằng tai (Cần phải sàng lọc nguồn thông tin, vì nhiều nguồn miễn phí trên internet có chất lượng sheet khá kém, bị lỗi hợp âm, lỗi nốt, hoặc một số lỗi kí âm khác; nên kiểm tra từ những nguồn chuẩn hoặc tham khảo người có kinh nghiệm).
  • Không nên chỉ học theo sheet mà không nghe giai điệu bài nhạc. Nếu giáo viên giao bài tập “bắt buộc” một thể loại hoàn toàn xa lạ với bạn, bạn hãy đề nghị được chọn bài, vì thật sự mình thấy việc tập luyện sẽ thoải mái và vui hơn nhiều nếu bạn yêu thích giai điệu đó. Bạn khó có thể ghi nhớ những giai điệu mà mình không thích, vì thế sẽ rất khó để chơi được một cách biểu cảm dù khả năng đọc sheet của bạn tốt tới đâu.
  • Không nên nhìn chằm chằm vào sheet trong suốt buổi biểu diễn. Biểu diễn là trải nghiệm cảm xúc, để trình tấu bản nhạc một cách thuần khiết nhất, và việc cứ nhìn chăm chăm vào bản nhạc, cố gắng nhồi nhét từng nốt nhạc sẽ khiến bạn khó thể hiện được cảm xúc của tác phẩm.
  • Không nên dùng sheet để thay thế cho việc học tune từ bản ghi âm. Dù đầy đủ đến đâu, sheet cũng không thể thay thế cho việc học từ tune gốc được.
  • Không nên quá phụ thuộc vào sách. Sheet chỉ đóng vai người nhắc tuồng chứ tạm thời chứ không thể theo suốt quá trình tập luyện của bạn mãi mãi.

Trong những buổi tập jam, hoặc tập giai điệu mới, bạn có thể dùng sheet, nhưng luôn nhớ rằng về lâu dài, quá ỷ lại vào sheet viết sẵn sẽ khiến lối chơi của bạn cứng nhắc.

Việc luyện tập dựa vào cảm âm không thể có kết quả trong một sớm một chiều. Bạn có thể làm quen bằng cách:

  • Luyện tập tai nghe hàng ngày
  • Học thêm một số giai điệu mới. Có thể bắt đầu bằng việc học một giai điệu mới vào mỗi tuần.

Tham khảo: Nếu bạn ở trình độ trung cấp, có thể vào đây download mấy bản transcript về học theo. Phong cách chuẩn, câu nhạc trau chuốt nhưng cũng phóng khoáng vừa phải, dễ nắm bắt.

  • Thường xuyên xem xét lại mục tiêu học tập. Hàng tháng, bạn có thể tập lại giai điệu mới, và kết hợp với những giai điệu đã biết.

Dần dần, bạn sẽ tự tin diễn tấu tự do thuần thục những bài nhạc mình yêu thích.

 

 

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *