Lịch sử nhạc Jazz – Phần 2: Thời kì Hậu Big Band

Bebop (1939-1950)

Credit: ilhabelainjazz.com
Credit: ilhabelainjazz.com

Bebop phát triển từ đầu những năm 1940, khi những nhạc sĩ trẻ chơi Big Bands truyền thống họp mặt lại trong những đêm diễn cùng nhau và khuyến khích thử nghiệm. Theo nhà sử học về jazz Ted Gioia, Bebop là một cuộc cách mạng trống lại “cái bẫy thịnh hành của nhạc Swing”. Trong Bebop, các riff đơn giản được thay thế bằng các riffs bất đối xứng, các đoạn solo ngẫu hứng được chú trọng, tempo được đẩy nhanh. Nhạc Bebop đem lại cảm giác như một cuộc rượt đuổi cuồng loạn, khác hẳn với loại nhạc nhún nhảy sinh động của thời kì trước.

Khởi xướng là tay saxophone Charlie Parker cùng tay Trumpet Dizzy Gillespie.

be bop revolution - jazzinthehills dot org
Credit: jazzinthehills.org

Nghệ sĩ tiêu biểu

  • Coleman Hawkins: Nghệ sĩ tenor saxophone, đặt nền móng cho Bebop vào năm 1939 với bản thu âm “Body and Soul”, dẫn dắt bộ sậu Thelonious Monk, Miles Davis và Max Roach, ghi âm tiết mục bebop đầu tiên vào năm 1944.
  • Charlie Parker: Nickname là “Bird”, chơi saxophone. Cùng với tay trumpet Dizzy Gillespie, họ đã tạo nên lịch sử của Bebop.
  • Dizzy Gillespie: bậc thầy trumpet, kết hợp chất nhạc Phi-Mỹ vào nhạc jazz. Dizzy thường được biết tới với hình ảnh phồng má thổi trumpet vì chuông của chiếc trumpet của ông vểnh lên trên đến 45 độ , theo như ông giải thích là để cho âm thanh truyền được thẳng đến tai mình. Kĩ thuật scat singing (dùng giọng hát để tạo ra những âm thanh phi ngôn ngữ, với giai điệu, tiết tấu và âm sắc vô cùng phong phú và phức tạp, có thể sánh với khả năng tạo âm của nhiều nhạc cụ khác) cũng đã trở thành một thương hiệu của Dizzy.
jazzinphoto.wordpress.com
jazzinphoto.wordpress.com
  • Thelonious Monk: Pianist, được xem là một trong những nhà soạn nhạc jazz vĩ đại nhất. Phong cách của ông đậm chất bebop – vuông vức và cộc lốc. Nhiều bài hát của ông trở thành chuẩn mực của jazz (“Round Midnight” and “Straight, No Chaser”)
  • Bud Powell: Bậc thầy piano, còn gọi là “Charlie Parker của Piano”. Cùng với Charlie Parker, Dizzy Gillespie, ông được ghi nhận công lao với sự phát triển và hưng thịnh của bebop.

Cool (1949-1955)

cool jazz 2

Khái niệm cool bắt nguồn từ một triết lí sống của người Mĩ Phi ở phía Tây, là lối sống tách mình khỏi sự nhiễu loạn của đám đông xung quanh, để tìm thấy sức mạnh nội tâm, một dạng kiểu đeo mặt nạ (play it cool). Trong nhiều thập kỉ, nhạc sĩ jazz Mĩ Phi, và sau đó là những nhà hoạt động activist thường đeo kính đen, ngay cả ở trong nhà và vào ban đêm. Trong truyền thống của người châu Phi, cool thể hiện ánh sáng trong sự vận động, sự tái sinh, sự hoà hợp và khoẻ mạnh về thể chất. Tới những năm 40-50 thì cool trở thành ngôn ngữ phổ thông của dân Mỹ nói chung (hip and cool). 

Cool jazz là thể loại jazz nhẹ nhàng, thư giãn của vùng biển bờ Tây. Cool jazz có nhịp điệu chậm rãi, tập trung vào giai điệu và thể nghiệm với một chút yếu tố cổ điển với thang âm toàn cung (whole tone scale – thang âm sáu cung trong quãng 8). Đôi khi trong đội hình band cool jazz cũng có sự xuất hiện của nhạc cụ cổ điển.

Nghệ sĩ tiêu biểu:

  • Mile Davis: Một trong những tay trumpet có ảnh hưởng nhất trong thế kỉ 20, không những dẫn dắt nhạc Cool jazz mà còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hard bop, modal, free và fusion jazz. Album Birth of the Cool đặt nền móng cho Cool jazz.
  • Dave Brubeck: Nghệ sĩ dương cầm, trưởng nhóm Dave Brubeck Quintet; được xem như một trong những jazz pianist xuất sắc nhất.
  • Gerry Mulligan: Saxophonist, chơi trong album Brith of the Cool của Miles Davis, có hơp tác với Chet Baker
  • Chet Baker: Tượng đài của Cool jazz, tay trumpet chơi trong band của Gerry Mulligan.
Cool jazz trio - Pamella Allegretto
Cool jazz trio – Pamella Allegretto

Tác phẩm nổi bật:

 Hard Bop (1951-1958)

John Coltrane
John Coltrane

Nếu Cool jazz đậm hơi hướm cổ điển và châu Âu thì Hard bop là sự trở lại của jazz với chất blues và châu Phi. Nghệ sĩ hard bop mang chất gospel (một loại nhạc ở miền nam nước Mỹ, được trình diễn bởi những đội ca nhà thờ, hát những bài ca vui sướng trong những buổi lễ kỷ niệm…)  và nhịp điệu của blues vào jazz.

Nghệ sỹ nổi bật:

  • Tứ Tấu Miles Davis: Band nhạc nổi tiếng với nhiều nghệ sĩ jazz kì cựu
  • Band Jazz Messengers của Art Blakey – Tay trống đã phát triển hard bop drumming, ảnh hưởng của ông vẫn còn sâu đậm với jazz tới ngày nay.
  • John Coltrane: Saxophonist, thành viên của Miles Davis Quintet
  • Sonny Rollins: Tenor saxophonist
  • Horace Silver: pianist có công cách tân hard bop.
  • Ngũ tấu Clifford Brown-Max Roach

Tác phẩm tiêu biểu:

Modal (Late 1950s)

modal jazz

Nếu Bebop và Cool được sáng tác dựa theo vòng hợp âm sẵn có thì modal jazz dựa theo mode, hoặc theo thang âm nhất định. Bebop và Cool có sự thay đổi đột ngột thì với modal, sự thay đổi mode diễn ra rất chậm chạp. Theo mode nhất định, nghệ sĩ chơi modal jazz sẽ dành thời gian để “chế biến” bảy nốt nhạc và chăm chút hơn cho phần ứng tấu sáng tạo.

Nghệ sĩ nổi bật:

  • Miles Davis
  • John Coltrane

Tác phẩm tiêu biểu:

Free Jazz (1959-1970)

Free jazz-Taylor Burke
Free jazz-Taylor Burke

Từ thời kì Big Band, các nghệ sĩ nhạc jazz đã vượt ra khỏi các rào cản âm nhạc, trong đó Free jazz là sự bất tuân của mọi giới hạn. Thay vì sáng tác dựa trên chuỗi hợp âm hoặc mode định trước, free jazz chỉ đơn giản dựa trên âm thanh. Các nghệ sĩ thường dùng Overblow (kĩ thuật nghiêng kèn, ém hơi) để tạo tiếng rít. Sự ứng tấu và sáng tạo được khuyến khích tối đa.

Ngoài ra, free jazz còn bất tuân theo luật lệ. Free Jazz là sự trở lại của phong cách ứng tấu tập thể New Orleans Jazz, trong đó nhiều thành viên thay phiên nhau đối ứng. Cái cũ được lột xác. Free Jazz ghi lại sự buông thả của xã hội Mỹ những năm 1960.

free jazz UK CD

Nghệ sĩ nổi bật:

  • Ornette Coleman. Chơi nhiều nhạc cụ, nhưng nổi tiếng nhất là saxophone. Được xem như cha đẻ của free jazz.
  • Cecil TaylorPianist nổi tiếng từ những âm thanh giàu năng lượng và các chơi ứng biến phức tạp. Cách chơi piano của ông nghe hệt như chơi nhạc cụ bộ gõ

Fusion (1969-1990)

fusion jazz 2

Sau gần ba thập kỉ cách tân, các nghệ sĩ jazz vào những năm 70 trở về với jazz truyền thống, dòng Fusion. Hoặc như Cary (pianist và nhà soạn nhạc) nói rằng “Fusion là con át chủ bài đã đưa jazz trở lại thời hoàng kim” (“Fusion was jazz’s last ditch effort to make jazz popular again.”)

Jazz fusion là sự hợp nhất của jazz với các thể loại âm nhạc phổ biến khác, nhất là rock và funk. Jazz fusion kết hợp sức mạnh, nhịp điệu và sự đơn giản của rock ‘n roll với sự ngẫu hứng trau chuốt của jazz. Ampli điện tử cũng như nhiều thiết bị điện tử khác từ rock và funk đã tạo nên hiệu ứng lạ cho jazz. Trong khi các nhà phê bình và nghệ sĩ jazz không nhìn nhận jazz fusion như dòng jazz chính thống, phong cách này vẫn mở lối đi riêng đến một cộng đồng nghe mới mẻ hơn.

Nghệ sĩ nổi bật:

  • Mile Davis: Liệu có thể loại nhạc jazz nào mà không có sự góp công lớn của Mile?
  • Weather Report: Một trong những ban nhạc jazz fusion sớm nhất và có ảnh hưởng nhất.
  • Herbie Hancock: Tay chơi piano trong dàn tứ tấu của Mile Davis, tiên phong trong sử dụng nhạc cụ điện tử trong jazz. Thể loại fusion của ông thường tập hợp funk với jazz. Ông là một trong những nghệ sĩ jazz còn sống có ảnh hưởng nhất đến các nghệ sĩ jazz hiện nay.
  • Chick Corea: Chơi keyboard, tiên phong trong nhạc jazz điện tử. Ông đem những yếu tố Latin vào phong cách jazz fusion.
  • Freddie Hubbard: Tay chơi kèn trumpet, kết hợp funk với jazz.

Tác phẩm tiêu biểu:

———————————–
Xem phần 1: https://www.phuongvu.me/lich-su-nhac-jazz-phan-1/

——————————————————

Cùng nhìn lại thời kì phát triển của jazz:
Jazz history
——————————————-
Tham khảo:

P.S: Mình có phiên bản PDF của The Jazz piano book của Mark Levine. Bạn nào muốn nhận sách thì để lại comment địa chỉ mail của bạn phía dưới nhé.

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *