6 loại bản quyền âm nhạc – Phần 2

4. Quyền biểu diễn

Luật bản quyền trao cho người giữ tác quyền (quyền ©) được độc quyền giữ bản quyền biểu diễn tác phẩm ra công chúng, bao gồm cả biểu diễn live lẫn hình thức truyền tải khác (vd phát sóng trên truyền hình hoặc radio).

Cục Tác quyền biểu diễn Hoa Kỳ (Performing Rights Organizations – PROs) (ASCAP, BMI, SESAC)
Các đơn vị này có nhiệm vụ như nhau: thay mặt người sáng tác để cấp phép cho những ai muốn broadcast (vd như trình diễn nơi công cộng) bài hát của người sáng tác đó. Các đơn vị này sẽ phân phối lại phí bản quyền họ thu được từ các broadcasters để trả cho các thành viên đã đăng kí bảo vệ bản quyền bài hát.
Ví dụ, chủ quán bar trả tiền cho PROs mức phí cố định hàng năm để nghệ sĩ được phép biểu diễn bài hát đó ở bar của họ. Lúc đó, nghệ sĩ mới đường đường chính chính hát nhạc của Bob Dylan trên sân khấu được. PROs sử dụng nhiều phương thức, có cả việc đi tới tận các quán bar để nghe xem bản nhạc nào đang được biểu diễn. Tương tự, PROs cũng giám sát radio play và nhạc trên truyền hình để xem nghệ sĩ nào có nhạc đang được biểu diễn ở nơi công cộng.

Như đã đề cập, chỉ có một người nắm tác quyền được trả tiền bản quyền, đó là người sáng tác (nhận tiền bản quyền ©). Mỗi lần bản thu âm bài “I will always love you” do Whitney trình bày và do Columbia Records thu âm được phát sóng radio, trên TV hoặc do Whitney hát tại buổi hòa nhạc, chỉ có Dolly Parton (và bên đại diện cho bà) là được nhận phí bản quyền biểu diễn công cộng từ PRO.

Nắm rõ điều này, nghệ sĩ hiểu được là việc đăng kí thành viên với PROs là tối cần thiết để được bảo vệ bản quyền.

5. Quyền phân phối

Dưới hình thức đĩa CD, đĩa than hoặc số lần download (còn được gọi là Phonorecords), không ai được phép bán, cho thuê, phát hành copy của bài hát của bạn mà không có thỏa thuận. Để trao quyền cho một bên thứ ba phát hành bản thu âm của bạn (bản physical hoặc bản kĩ thuật số), bạn phải làm hợp đồng.

Cùng làm rõ việc phân phối âm nhạc liên quan đến phim ảnh và TV Show.

First Sale Doctrine

Khi bạn mua đĩa CD bản quyền, bạn có quyền bán lại, cho thuê, hoặc cho mượn (có thể là tặng lại cho bạn bè hoặc bán lại trên eBay). Trường hợp này được gọi là First Sale Doctrine. Lúc này, cửa hàng bán đãi hoặc thư viện nơi bạn mua/mượn đĩa CD không vi phạm luật bản quyền với tác giả

First Sale Doctrine được áp dụng khác đi đối với phiên bản kĩ thuật số hoặc nhạc online.

Quốc hội Mỹ đã thông qua The Digital Millennium Copyright Act để xử lí vấn đề liên quan đến First Sale Doctrine trong thời đại kĩ thuật số. Theo đó, bạn có thể mua một bản nhạc số, nhưng không được quyền phát tán digital theo kiểu bán lại đĩa CD cho một cửa hàng bang đĩa cũ. Bài học ở đây liên quan đến quyền tác giả như ta đã nhắc tới ở điều số 1: quyền tái sản xuất. Đối với đĩa CD physical, hành động bán hoặc cho mượn lại là một hành động phân phối sản phẩm, nói cách khác, bạn không “tái sản xuất” nó. Tuy nhiên, nếu bạn mua CD, chép lại đĩa, rồi bán phiên bản đó cho cửa hàng băng đĩa cũ, bạn đã “tái sản xuất” nó, và vi phạm luật bản quyền. Tương tự với nhạc số, download bài hát sau đó bán lại (dưới dạng bài copy trong ổ cứng) là hành động vi phạm luật bản quyền.

Quyền phân phối Synchronizations áp dụng cho phim và TV.

Khi nhà sản xuất phim, TV show, quảng cáo, cần dùng nhạc cho một sản phẩm của họ, nhà sản xuất phải xin phép người giữ bản quyền bài hát.

Ví dụ James Cameron muốn sử dụng bài hát “I will always love you” của Dolly Parton (bản quyền ©), bài hát đã được Columbia Records ghi âm và phát hành trong một album (bản quyền ℗), ngài Cameron buộc phải làm việc với cả Dolly (cho bài hát), và Columbia Records (cho bản ghi âm) để được phép tái sản xuất và phân phối bài hát. Ngài Cameron cần phải xin giấy phép Synchronization từ Dolly (người giữ tác quyền bài hát), và giấy phép “Master usage” từ hãng đĩa Columbia Records.

Làm thế nào để xin phép chiếu phim trên TV, mà không vi phạm luật của người giữ tác quyền về việc không được trình diễn tác phẩm ở nơi công cộng?

Xem lại mục quyền biểu diễn, trong đó có ghi rõ là các quyền này được thỏa thuận giữa các bên broadcasters ( vd đài truyền hình) đứng rat hay mặt cho người giữ tác quyền sản phẩm (tác giả) theo Cục tác quyền biểu diễn. Nhà hát chiếu phim ở Mỹ được miễn phải trả phí trình diễn công cộng.

Quyền phân phối có liên quan mật thiết đến doanh thu, vì thế không ai được phép phân phối (bán, cho mượn, v.v) tác phẩm của bạn mà không được sự đồng ý của bạn. Tương tự, họ phải xin phép bạn nếu muốn lấy nhạc của bạn cho phim, TV show, quảng cáo, phân phối lại.

6. Truyền dẫn kĩ thuật số

Có hai cách để tác phẩm của bạn được phát thanh

  • Cách truyền thống: phát song qua AM/FM.
  • Cách kĩ thuật số: thông qua Internet (như Pandora và các kênh Internet radio khác), thông qua vệ tinh (Sirius Satellite Radio hoặc Scotty beaming music), hoặc truyền hình cáp (Music Choice).

Theo luật liên bang, bài nhạc được phát trên radio thì tác giả sẽ nhận được phí từ quyền biểu diễn tác phẩm nơi công cộng.

Ví dụ: Columbia Records thương lượng với Whitney Houston để cô hát bài “I will always love you” của Dolly Parton, sau đó bản ghi âm này của Columbia Records được phát trên sóng AM/FM. Dolly lúc này được trả tiền cho quyền biểu diễn tác phẩm nơi công cộng, nhưng Columbia (hãng đĩa) và Whitney (người biểu diễn) thì trắng tay (!).

The Digital Performance Right in Sound Recordings Act of 1995 và the Digital Millennium Copyright Act of 1998 (DMCA) đã sửa đổi điều này, cho phép Dolly, Whitney, và Columbia Records cùng được nhận tiền mỗi khi nhạc được phát thông qua radio truyền dẫn kĩ thuật số. Tỉ lệ ăn chia giữa các bên đã được chính phủ áp sẵn.

Vì vậy, khi bài hát được phát thông qua truyền dẫn kĩ thuật số, luật liên bang Mỹ cho phép bạn nhận tiền bản quyền, nếu đó là bài hát của bạn, giọng hát của bạn, hoặc nhạc nền bạn chơi trong bản thu âm. Để nhận khoản tiền này, bạn đăng kí tài khoản miễn phí trên SoundExchange (www.soundexchange.com) để nhận tiền bản quyền của mình từ hiện tại ngược trở về tới năm 1996. SoundExchange là một tổ chức phi lợi nhuận được chỉ định bởi Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ để thu thập và phân phối tác quyền cho nghệ sĩ. Cụ thể hơn, hàng năm, SoudExchange sẽ liên hệ với các đơn vị truyền dẫn kĩ thuật số như Sirius XM, Pandora, radio, TV truyền hình cáp để “đòi” tiền tác quyền cho bạn. Sound Exchange sẽ xác định doanh thu của mỗi bài hát, sau đó chia theo tỉ lệ: 50% cho hãng thu âm, 45% cho nghệ sĩ, 5% cho Công Đoàn: The American Federation of Musicians and the American Federation of TV and Radio artists. (AFM và AFTRA). Mặt khác, Youtube hoặc MySpace không bị áp luật nói trên, vì các trang web này thuộc loại tương tác (interactive), có nghĩa là người nghe chọn một bài nhất định mà họ muốn nghe (trong khi trên radio thì họ không thể chọn được). Như vậy, dù Youtube, MySpace và các trang nghe nhạc tương tác khác vẫn trả phí biểu diễn cho Cục tác quyền như ASCAP/BMI/SESAC (ASCAP và BMI, mỗi tổ chức này kiểm soát đến 45% các bài hát bạn nghe trên radio tại Mỹ, còn lại 10% là do SESAC kiểm soát), các trang này không trả tiền cho SoundExchange.

Nếu bạn là người sáng tác (Dolly Parton), người biểu diễn (Whitney Houston), và hãng thu âm (Columbia Records), bạn cần đăng kí với cả SoundExchange và Cục tác quyền biểu diễn như ASCAP/BMI/SESAC để nhận được số tiền tối đa cho mỗi lần bài hát của bạn được phát song công cộng thông qua kĩ thuật số.

*Với thu phát radio AM/FM, ngoại trừ nước Mỹ ra thì các nước công nghiệp khác đều yêu cầu trả tiền bản quyền cho cả Whitney (người biểu diễn), và Columbia Records (hãng thu âm).

———————————–

Dịch và biên tập từ Tunecore.com

Tham khảo:
www.ascap.com

www.bmi.com

www.copyright.gov

Berkelee Online Course of Music Business – edx.org

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *