Tập đi, đừng nản!

Những bạn đi học đàn chắc đã nhiều lần nghe câu này từ giáo viên của mình, nhất là khi bạn vấp phải những đoạn nhạc khó. “Cứ tập hoài rồi sẽ đánh được”, nhưng có đúng thế không?

Mình cũng đã từng nghe nhiều câu “động viên” như thế khi mình tập đàn. Tuy nhiên, sau này mình rút ra rằng, dù “practice makes perfect”, bạn không nhất thiết phải cắm cúi tập đi tập lại một đoạn nhạc còn vướng mắc. Kết quả cuối cùng bạn muốn đạt được không phải là đánh được một bài hát tròn vành rõ chữ mà bạn đã mất hết hứng thú vì phải “mắc kẹt” quá lâu, mà là cảm giác vui thích dù cho bài nhạc đó chưa được hoàn hảo. Vậy thì, cách tốt nhất là Luyện tập có cân nhắc. 

Ở đây mình muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tập trung.

Bạn có thể chỉ tập nhạc trong vòng 20 phút, nhưng phải đảm bảo bạn hoàn toàn tập trung trong thời gian đó. Trong trường hợp này, câu thành ngữ “trăm hay không bằng tay quen” không phù hợp lắm, vì trước khi bạn luyện tập các ngón tay, bạn cần biết lắng nghe và quan sát trước. Nói cách khác, luyện tập cái đầu trong học nhạc sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể.

Tập luyện chăm chỉ không có nghĩa là bạn sẽ chinh phục được một nhạc cụ. Tập luyện như mình đang đề cập phải là quá trình tập luyện khoa học, có chủ đích. Hồi trước mình cũng nản khi giáo viên đưa những bài tập thang âm (scales) đơn điệu và nhàm chán, nhưng sau này mình biết đó là nền tảng để bạn quen tay, có phản xạ chạy ngón tốt hơn. Nếu bạn biết được điều này, bạn sẽ thấy được bức tranh lớn, và dễ tiến bộ hơn, thay vì nhảy vào tập luyện theo quán tính. Do đó, bất kì bài tập nào cũng có mục đích của nó, và bạn đừng ngại hỏi lại xem Mục đích của bài tập là gì. Biết được mục đích của bài tập cũng sẽ giúp bạn tăng động lực luyện tập.

Sử dụng tập chép nhạc hợp lí

Nhiều bạn muốn học cách “play by ear”, nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn không cần phải ghi chép gì, vì trước khi bạn có thể tự diễn tấu tự do được, bạn cần phải học cách bắt chước. Không nên chủ quan ở những bài tập dễ, vì đó là nền tảng để bạn phát triển kĩ năng chạy ngón sau này. Mình vẫn luôn yêu cầu các bạn không cần đánh nhanh, qua loa cho xong 1 bài tập dễ, mà phải tập chính xác, và tự các bạn phát hiện ra lỗi sai của mình. Khi gặp một đoạn nhạc khó, bạn để ý xem mình không chơi được đoạn đó là do đâu: tay trái-phải không thể kết hợp được? Không nắm được nhịp điệu? Chưa đọc được nốt thuần thục? v.v… Mỗi lí do sẽ có những cách khắc phục khác nhau, chăm chỉ ghi chép sẽ giúp bạn tự nhận diện được lỗi, từ đó bạn mới biết cách khắc phục, hiệu quả tự học mới tăng lên.

Từ những nhận định của bạn, một giáo viên tốt sẽ gỡ bí cho bạn:

– Nếu là khó khăn về hợp âm: thay đổi hợp âm khác tương tự (thay Dm7 bằng Dm, thay G7 bằng G), hoặc hợp âm có thế bấm dễ hơn.

– Nếu là câu solo: thay đổi một số nốt hoặc cấu trúc câu.

– Nếu là strumming patterns: thay đổi kĩ thuật dễ hơn, ít nốt hơn.

– Nếu là sự kết hợp không ăn ý giữa tay trái và tay phải: dừng lại, tập từng tay thật chậm, v.v…

Dưới đây là một biểu đồ ngắn gọn cho thấy bạn cần điều chỉnh như thế nào giữa các kĩ năng (mình sẽ viết cụ thể hơn trong những bài sau):

ChartSau cùng thì, dù rằng thời gian tập luyện có liên quan mật thiết đến kết quả, nhưng không ai có thể dám chắc rằng tập X giờ thì bạn sẽ được kết quả Y. Bạn là người tự định hướng cho bản thân mình, vì thế hãy luyện tập một cách thông minh: Đầu tư ít nhất nhưng “chất” nhất sẽ đem lại kết quả nhiều nhất :).

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *