Thử hát một bài nhạc, sau đó tự hỏi mình xem có phải có lúc tới nốt nhạc đó, bạn bỗng dưng cảm thấy muốn vỗ tay theo? Nếu bạn tiếp tục vỗ tay đều đặn, tập hợp những tiếng vỗ tay đó chính là nhịp điệu.
Cách xác định học viên có cảm âm được hay không:
– Nghe giáo viên chơi một bản nhạc, giáo viên vừa đánh vừa điều chỉnh tempo nhanh hay chậm, học viên có thể nhận biết và hát nhanh/chậm lại theo tempo.
– Vỗ tay một nhịp điệu bất kì, học viên có khả năng diễn tấu lại theo không.
– Mở một bài nhạc mà học viên đã tập tương đối thuần thục để học viên đánh theo, xem học viên có thể điều chỉnh nhịp của mình theo nhịp của nhạc không.
Việc cảm âm nói riêng cũng như học nhạc nói chung phụ thuộc không nhỏ vào năng khiếu, tuy nhiên, với sự tập luyện có định hướng đúng đắn, bạn vẫn có thể tập chơi được những bài nhạc yêu thích.
Có nên xài Metronome không?
Khi mới bắt đầu học piano, bạn có thể được khuyên xài metronome để dễ giữ nhịp và có thước đo chuẩn cho nhịp điệu. Để cảm nhận được nhịp điệu một cách chính xác đòi hỏi nhiều năm luyện tập, và những góp ý của thầy cô. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ phụ thuộc vào metronome một cách cơ học mỗi khi tập nhịp điệu (nói cách khác, xem như metronome thay thế thầy cô “sửa” nhịp điệu cho bạn), bạn sẽ khó cảm nhận được nhịp điệu bằng tiềm thức. Cách tốt nhất là sử dụng chừng mực, hoặc bạn có thể chơi trên một nền nhạc được thu âm trước để giữ nhịp.
Nâng cao khả năng cảm nhịp điệu
Dành cho những bạn đã hiểu về nhịp điệu (Bài viết này mình sẽ update trong những lần sau), và đã nắm được phần nào những bài tập về nhịp điệu ngắn (trong những track midi chẳng hạn). Sau khi biết một bài hát ở nhịp điệu nào, bạn tìm những bài nhạc đơn giản ở nhịp điệu tương tự, hoặc tốt nhất là những bài có nhạc và lời mà bạn đã thuộc nằm lòng, nghe vài lần để nắm được quy luật. Bạn có thể nhờ giáo viên hướng dẫn cho cách chọn những bài có tiết tấu trống mạnh. Tất cả những gì bạn cần làm là nghe, vỗ tay theo, điều chỉnh tempo chơi nhạc của bạn theo tempo bài nhạc.
[…] Nhịp điệu […]