Cross-sector (Hợp tác liên ngành) trong nghệ thuật

Disclaimer: Bài này được viết dựa trên kiến thức, kinh nghiệm cá nhân và sự phân loại của tác giả.

Cross-sector là một khái niệm không mới mẻ với các ngành kinh doanh/công ty nói chung. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực nghệ thuật, mình muốn làm rõ về các hướng phát triển/hợp tác trong nghệ thuật, của các tổ chức nghệ thuật, vốn bao la hơn rất nhiều những gì chúng ta vẫn thường nghĩ.

1.Thuần nghệ thuật

Mình tạm gọi là Thuần nghệ thuật vì tính tới các đối tượng mà bạn tương tác trong quá trình làm việc. Mục đích của các tổ chức nghệ thuật này thuần tuý là chia sẻ về một loại hình nghệ thuật nào đó, và đối tượng họ hướng tới cũng ít nhiều mang tính địa phương, ví dụ như một phòng tranh, một gallery, studio múa, hoặc nhà hát giao hưởng, nhạc kịch, v.v.
Không nên lầm tưởng rằng chỉ có các tổ chức nhỏ thì mới mang tính thuần nghệ thuật. Có nhiều cách để định nghĩa về quy mô của một tổ chức nghệ thuật, có thể là quy mô về vốn, quy mô diện tích, quy mô về thâm niên, hoặc quy mô về đối tượng khán giả. Vì vậy, không khó để thấy rằng có những tổ chức có quy mô thuộc dạng lớn về vốn và đối tượng khán giả, nhưng do đối tượng nặng tính cục bộ và địa phương, và cũng có thể là do lí do địa lí (như ở Texas chẳng hạn), nên bạn cũng ít nghe nói đến trên phương tiện truyền thông.

metropolitan Opera - Static dot panoramio dot com
Lincoln Center – NYC Source: www.static.panoramio.com

2. Nghệ thuật và du lịch

Mục này thì bao gồm các tổ chức nghệ thuật nằm trong list của các điểm đến hấp dẫn, đơn cử như Brooklyn Music Academy vốn đứng top show chậu kiểu Must See khi đến New York trên Trip Advisor, hoặc các bảo tàng âm nhạc quốc tế tại Mỹ (Country Music Hall of Fame ở Tennessee, Rock & Roll Hall of Fame ở Ohio, v.v. ), hoặc các bảo tàng văn hoá, khoa học khác (National Museum of Natural History ở Washington DC, v.v). Tương tự thì kiểu như ở Việt Nam mình có phòng tranh AQ ở Đà Lạt, hoặc các mô hình nhà sàn chẳng hạn.

BAM
Brookly Academy of Music Source: www.pratt.edu
Rock and Roll Hall of Fame, Ohio Source: Whosurmuse.com
Rock and Roll Hall of Fame, Ohio
Source: Whosurmuse.com

3. Nghệ thuật và giáo dục

Mục này thì bao gồm trường dạy nghệ thuật, các trung tâm giáo dục múa/nghệ thuật đương đại, v.v. Nói tới đây nhiều người hay nghĩ đó là việc dạy đàn, dạy vẽ, dạy các môn nghệ thuật. Thật ra thì điều này chỉ đúng một phần. Một phần rất lớn khác đó là ở nhiều nước phát triển họ chỉ dùng nghệ thuật là một phương tiện để dạy các môn tư duy như là tư duy hình ảnh, tư duy phán đoán, tư duy số học, v.v. Ví dụ như việc học vẽ, mục đích của giáo dục đó không phải là để trẻ em vẽ được cái bình hoa thật đẹp, mà là để em biết cách nhìn sự vật ở nhiều góc độ, biết cách diễn đạt sự vật. Phần này mình gộp luôn Nghệ thuật và sức khoẻ, bao gồm các trung tâm trị liệu nghệ thuật.

enableeducation dot com
Source: www.enableeducation.com
Art therapy center Source: www.cdn.archinect.com
Art therapy center
Source: www.cdn.archinect.com

4. Nghệ thuật và thương mại

Dễ hình dung nhất là các công ty mang hơi hướng giải trí, truyền thông (mà nhạc kịch Broadway cũng là một ví dụ), hoặc dùng nghệ thuật để marketing cho brand. Một hình thức khác nữa là các hội đồng nhằm thúc đẩy sự kết nối nghệ thuật với các công ty kiểu big corporate.  Tổ chức này có thể thường hay tổ chức các contest về nghệ thuật tới các công ty, hoặc các buổi nói chuyện chuyên đề nghệ thuật trong chăm sóc sức khoẻ (art therapy), nghệ thuật và khoa học, v.v, tạo điều kiện cho các công ty được network với nhau thông qua các loại hình nghệ thuật rất khác với công việc thường ngày của nhân viên họ.

The Arts & Business Council of Greater Philadelphia -phillymag dot com
The Arts & Business Council of Greater Philadelphia Source: phillymag.com

5. Nghệ thuật và công nghệ

Có thể kể đến các công ty wearable technology, một sự kết hợp giữa thời trang, công nghệ và nghệ thuật, hoặc các loại hình công ty chuyên về tương tác người dùng, bảo mật nghệ thuật, triển lãm, trưng bày, v.v. Apple Music, Amazon, Pandora cũng thuộc thành phần này. Ngoài ra còn có các công ty bán vé trực tuyến, hoặc các công ty làm platform về CRM (dành riêng cho các tổ chức nghệ thuật) hoặc platform fundraising.  Các công ty này về chuyên môn là công ty công nghệ, nhưng có thị trường ngách là thị trường nghệ thuật.

Art tech showcase Source: asunow.asu.edu
Art tech showcase
Source: asunow.asu.edu

6. Nghệ thuật và nghiên cứu

Các tổ chức chuyên nghiên cứu, thống kê số liệu về nghệ thuật. Thường thì các số liệu có thể là liên bang hoặc trong từng bang. Cũng như mọi công việc nghiên cứu khác, để làm trong các tổ chức này thì hiểu biết về bản thân mỗi ngành nghệ thuật không quan (chẳng hạn như chả cần hiểu múa đương đại thì khác gì với múa ballet, nhà hát opera tại sao diễn vở Nutcracker mà không diễn vở Carmina,v.v) bằng tư duy phân tích, tầm nhìn vĩ mô, vì bản chất các tổ chức này có vai trò định hướng, báo cáo, thống kê về xu hướng chung (xu hướng đóng góp của nhà tài trợ, xu hướng thu hẹp phạm vi hoạt động của các tổ chức nghệ thuật vừa và nhỏ, thống kê các chương trình trao đổi nghệ thuật với các nước láng giềng, v.v), rồi từ đó cao cấp hơn có thể là đưa ra định hướng phân phối nguồn lực ở góc độ vĩ mô.

How arts work? Source: www.arts.gov
How arts work?
Source: www.arts.gov

Thực tế thì khoảng giao thoa giữa 6 mô hình tổ chức nghệ thuật  nói trên là rất phổ biến. Lấy ví dụ như trường Berklee College of Music, một trong những trường nhạc nổi tiếng nhất nước Mỹ, là một trong số ít trường gốc nhạc có hướng đào tạo thương mại. Mục đích chính tất nhiên là giáo dục nghệ thuật (chủ yếu là âm nhạc), nhưng cũng bao gồm luôn cả đào tạo nhân lực tương lai cho các công ty giải trí, các diễn giả, các hình tượng truyền thông, và trong nội bộ trường có phát triển luôn về các nền tảng mới về công nghệ thu âm, biểu diễn, v.v. Bảo tàng Metropolitan Musem of Art ở Manhattan, mục đích thì ngoài việc giới thiệu visual arts ra thì còn kết hợp đào tạo với các trường học trong khu vực để dạy về lịch sử, và không thể không kể đến đó là lợi ích về mặt du lịch.

Ngoài ra, các loại hình tư vấn nghệ thuật, tư vấn đầu tư nghệ thuật , v.v mình xếp vào loại mô hình phái sinh, thường là do tư nhân lập nên giúp đáp ứng nhu cầu vật chất hoá giúp các nghệ sĩ không nằm trong danh sách mà mình kể trên.

Các tổ chức nghệ thuật ở Mỹ đã đạt đến một mức độ tinh vi nhất định về mặt kinh doanh, nên việc hợp tác liên ngành giữa các tổ chức nghệ thuật là rất bình thường. Các tổ chức có nguồn lực nhiều thì lại càng dễ mở rộng phạm vi hoạt động. Để dễ hình dung, các bạn làm trong corporate có thể đã quen với các mô hình mở rộng kinh doanh vertical/horizontal integration thì các tổ chức nghệ thuật cũng phát triển tương tự. Sự đa dạng ở một thị trường phát triển như Mỹ khiến cho mỗi loại hình tổ chức nghệ thuật đều có những yêu cầu rất khác nhau về mặt kĩ năng cũng như định hướng.

Source featured image: http://www.ectorcountyisd.org/

Comments

comments

1 Comment

  1. […] cách khác nữa là bạn có thể suy nghĩ theo hướng interdisciplinary, bắt nguồn từ việc mối quan tâm ngoài arts của mình là gì, và kết nối nó […]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *