Du lịch văn hoá/nghệ thuật/sáng tạo: Trải nghiệm như thế nào?

Thematic travel, tạm gọi là du lịch chủ đề, là hình thức du lịch trong đó người du hí chọn một chủ đề xuyên suốt cho trải nghiệm chuyến đi: Có người đi châu Âu xem Euro, có người hành hương đất Phật châu Á, có người lại thích đi du lịch mạo hiểm chuyên leo núi, đạp xe, v.v. Định nghĩa của mình đối với những người yêu du lịch văn hoá/nghệ thuật (tạm gọi là art travel buff), là những người đi du lịch mà trong check list “must do” có các show nghệ thuật, bảo tàng, triển lãm, v.v, túm lại là không thuộc dạng “Cưỡi ngựa xem hoa”. Nếu bạn thuộc dạng “tiện thể nghía qua xem có sô chậu gì hay” thì có thể những gì mình viết dưới đây sẽ không áp dụng được nhiều lắm.

Dưới đây là một số kinh nghiệm cá nhân, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn nào có quan tâm tới du lịch văn hoá/nghệ thuật.

Cảm giác khi được đi xem nhiều triển lãm nghệ thuật là rất dễ choáng ngợp, không biết phải bắt đầu từ đâu, xem gì nghe gì, v.v. Vì vậy điều hết sức quan trọng là xem lịch trước và đọc thật nhiều và kĩ trước khi tới một địa điểm

Vậy thì đọc ở đâu?

Trước khi đi: Ngoài TripAdvisor, Yelp, Foursquare, một số trang khác bạn có thể tham khảo bao gồm cổng thông tin du lịch chính thức của địa phương, một số báo địa phương lớn, hoặc vào trang của sân bay nơi bạn tới, thường các quảng cáo nhảy vào là các ad show lớn. Cụ thể hơn, nếu bạn quan tâm tới điện ảnh thì có thể vào trang của Hiệp hội điện ảnh địa phương, hoặc nếu quan tâm tới nghệ thuật thì có thể truy cập trang của các Tổ chức nghệ thuật.

Nếu có thời gian hơn một chút, bạn tham khảo các trang www.meetup.com (Tìm các hội nhóm chung sở thích), www.eventbrite.com (thường có thông tin các festival), www.ticketmaster.com (chủ yếu live event, entertainments, music).

Khi đến nơi: Đến các visitor center và thu thập brochure, hoặc hỏi người địa phương.

Một số bảo tàng đang vào giai đoạn cải tạo sẽ đóng cửa một số vị trí và một số triển lãm, nắm được lịch đó, bạn sẽ tránh khỏi việc thất vọng ra về vì chỉ còn một số ít artwork được trưng bày. Trường hợp khác, việc bạn có sẵn một số lựa chọn về những gì bạn muốn xem cũng giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Ví dụ như mình chỉ có 1 tiếng rưỡi để đi hết National Portrait Gallery, mình thích xem tranh của Gilbert Stuart nên sẽ ưu tiên đi phân khu đó trước. Các bảo tàng có audio self-guided tour hoặc các app, bạn có thể download tại nơi để việc tham quan được hiểu biết hơn.

Đa phần các bảo tàng đều có những giờ họ có tour guide (thường là free, gọi là docent tour), có thể trên website không quảng cáo, nhưng nếu bạn gọi điện hoặc email hỏi thì họ sẽ báo giờ để bạn sắp xếp. Một số khu phố đi bộ cũng có một vài nơi kèm theo tour lòng vòng, nên thay vì tự đi lang thang, đi tour với một nhóm nhỏ, có người hướng dẫn thì mình thấy có ích hơn.

Thường đối với các bảo tàng có nhiều hơn 1 địa điểm, ngoài bảo tàng ra thì có thể có nhà trưng bày hiện vật, trung tâm nghiên cứu; với bảo tàng âm nhạc thì còn có thêm studio, nhà của ca sĩ, v.v, bạn nên lên kế hoạch thời gian để tận dụng được tối đa trải nghiệm của chuyến đi.

Mặt khác nữa là việc xem lịch trước giúp bạn chủ động phương tiện đi lại. Nếu đi du lịch thong thả ngắm cảnh, bạn có thể không bận tâm lắm tới lịch trình tàu xe, nhưng với những sự kiện, hoà nhạc, đặc biệt những show diễn bạn phải mua vé trước, thì việc theo dõi lịch trình tàu xe là hết sức quan trọng.

Việc xem lịch cũng sẽ giúp bạn mua được bundle tiết kiệm thay vì mua lẻ (ví dụ mua show vừa xem hoà nhạc, vừa xem kịch thì sẽ rẻ hơn là mua xem hoà nhạc, hôm sau lại hứng chí lên muốn mua thêm vé xem kịch thì vé đã đắt hơn). Một số bảo tàng có bán vé kiểu 3 day pass, hoặc One month pass để đi một loạt bảo tàng (5 hoặc 6 cái). Kiểu di chuyển này khá dày đặc, nên nếu bạn có thể sắp xếp luân phiên đi Museum, Gallery, Performing Center, v.v thì sẽ trải nghiệm được đa dạng các loại hình nghệ thuật trong thời gian ngắn.

Tham gia các pre-show

Đối với các loại hình nhạc opera, bạn hãy hỏi thăm về tailgate. Tailgate là một dạng buffet hoặc tiệc đứng ăn nhẹ trước giờ diễn. Ngoài việc được chia sẻ thú vui với những người cùng tham gia nghe nhạc, bạn còn có thể có buổi giới thiệu pre-show về nghệ sĩ. Điểm lưu ý là các nhà hát opera có tailgate thường giá vé khá cao. Nếu bạn ít điều kiện hơn, có thể tham dự các tour hậu trường giá mềm, hoặc miễn phí trong một ngày cuối tuần. Đúng như tên gọi, tour hậu trường, ngoài việc giới thiệu sơ lược về lịch sử nhà hát, còn dẫn bạn đi xem phòng hoá trang, phòng thử đồ, phòng hậu cần, hệ thống vận chuyển, âm thanh, ánh sáng, v.v của nhà hát opera, được nghe chuyện bên lề và trải nghiệm của một “insider” mà hiếm khi bạn có dịp.

DSC_5930

DSC_5953

DSC_5951
Nhìn từ Santa Fe Opera

Tại Mỹ, Santa Fe Opera được đánh giá thứ hai sau Metropolitan Opera ở New York. Một điều mình ấn tượng ở đây là hệ thống cấp thoát nước. New Mexico là một bang khô hạn, phần lớn địa hình hoang mạc nên việc tích trữ nước mưa, nước từ tuyết tan để tuới tiêu cho khu vườn nội bộ trong địa phận nhà hát tạo nên một khung cảnh sinh động và đầy cảm hứng. Do thường xuyên phải đương đầu với thời tiết khắc nghiệt (nắng hạn, bão tuyết, giông tố, mất điện, v.v), mà các chất liệu làm nên cảnh quan sân khấu phải vừa đảm bảo gọn nhẹ dễ di chuyển (yêu cầu tối thiểu của các buổi biểu diễn opera), vừa phải chắc chắn để không bị hất đổ do sức gió. Bạn sẽ được quan sát sự tận tuỵ của từng thợ may, chăm chút từng đường kim mũi chỉ cho một bộ đồ diễn, và đằng sau đó nữa là những người nghiên cứu về niên đại nghệ thuật để thiết kế trang phục sao cho phản ánh được đúng thời đại. Sau khi đi tour hậu trường thì mình chắc chắn là bạn sẽ thôi thắc mắc vì sao một buổi biểu diễn opera 2 tiếng đồng hồ lại đáng giá tới 300, 400 USD. :)

Tương tự với các tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác như nhà hát giao hưởng, ballet, v.v, bạn đều có thể xem lịch tham gia tour hậu trường.

Đối với bảo tàng, thường hàng tuần sẽ luôn có những buổi lecture, nói chuyện chuyên đề, kéo dài từ 15 phút đến 1 tiếng rưỡi. Bạn sẽ tìm hiểu được thêm về hội hoạ, nghệ thuật sắp đặt, v.v trong những buổi này trước khi vào xem hiện vật. Cá nhân mình thấy những buổi này giúp mở mang rất nhiều với những lĩnh vực/chuyên môn hẹp mà mình còn gà mờ. Nếu đi vào các buổi cuối tuần, bạn có thể tham gia luôn các Family program, cũng biết được thêm khá nhiều điều thú vị về cách giáo dục nghệ thuật.

DSC_4868

DSC_5647

Nếu thích ghé hiệu sách, cửa hàng sách nghệ thuật hoặc thư viện nghệ thuật, bạn có thể check qua các buổi kí tặng sách hoặc các buổi giao lưu tác giả.

Nếu bạn có ý định đi nghe hoà nhạc, nên check lịch một số buổi biểu diễn đường phố, ngoài công viên, tại các địa điểm công cộng khác. Trong một số trường hợp, những buổi thưởng thức nhạc có trả tiền ở các bar thường không khiến mình “thoả mãn” bằng các event công cộng, cả về chất lượng âm thanh lẫn tên tuổi của band nhạc. Tương tự, nếu có ý định đi mua sắm các đồ lưu niệm nghệ thuật, hoặc chỉ là có ý định “Window shopping”, có thể bạn muốn xem qua các festival nghệ thuật, hội chợ nghệ thuật (thay vì xem trong shopping mall) kéo dài trong một hoặc nhiều ngày, vừa mãn nhãn, đặc sắc, lại vừa hợp túi tiền.

DSC_5994

DSC_4546

Gợi ý cuối cùng là bạn có thể check lịch các serie creative talk show. https://creativemornings.com/ là một trong những show yêu thích của mình, là một chuỗi “cà phê buổi sáng” miễn phí trong cộng đồng sáng tạo, có mặt ở nhiều nước và nhiều thành phố lớn trên thế giới, với các chủ đề khá rộng, từ việc thiết kế cảnh quan, design và môi trường, cho tới sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo. Bạn nào tò mò thì cũng có thể đi dự thính các buổi pitching của những cuộc thi sáng tạo, thường dàn ban giám khảo cũng dày dạn kinh nghiệm. Tuỳ theo cấp độ cuộc thi, nhưng cũng có khi các cuộc pitching bình thường ở các trường đại học lớn cũng hội tụ đầy đủ tinh hoa, và nhiều ý tưởng đáng đồng tiền bát gạo :) (Thực hiện được hay không lại là chuyện hạ hồi phân giải!).

—-

Đợt vừa rồi ở Hungary, vì ban đầu mình cứ nghĩ là mình sẽ đi Cộng Hoà Séc, nên lúc đó cũng ko research chi cả, tới nơi thì thấy đã tới mùa chung kết Eurovision mà không coi được thì tiếc hùi hụi :(. Thường tâm lí đi du lịch, người du hành lúc nào cũng mong muốn được thưởng thức những gì đặc sắc, tinh tuý nhất. Với các gợi ý trên, dù với thời gian du lịch ít ỏi, mình chúc các bạn có những chuyến đi với những trải nghiệm văn hoá/nghệ thuật/sáng tạo như ý.

Comments

comments

1 Comment

  1. bài viết rất hữu ích, cảm ơn bạn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *